Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Chuyện vui lượm lặt (3)

BÁC SĨ - BỆNH NHÂN
1.

Bác sĩ trong bệnh viện tâm thần đi ra sân thì thấy rất nhiều bệnh nhân đang trèo ở trên cây. Bác sĩ hỏi:
- Các anh làm gì ở trên đó thế?

Các bệnh nhân đồng thanh nói:

- Có cái này hay lắm, bác sĩ trèo lên đây thì biết.

Bác sĩ tò mò cũng trèo thử lên cây. Các bệnh nhân reo lên sung sướng và nói:

- Thôi bây giờ chúng ta tiếp tục chơi trò "chín" đi.

Thế là bệnh nhân đầu tiên nói : "Tao chín rồi, tao rụng đây" , và hắn buông hai tay ra rơi xuống đất đánh "bộp" một cái, mỉm cười thú vị.

Bệnh nhân tiếp theo cũng nói: "chín rồi", và buông tay rơi xuống đất.

Đến lượt bác sĩ, ông ta sợ quá kêu:

-Tôi chưa chín, tôi vẫn còn xanh nên không rụng được



măm... măm đi Wink

2.

Một bệnh nhân tâm thần nằm trên giuờng hát, hát một lúc, bèn úp nguời lại hát tiếp.

Bác sĩ hỏi: " Mày hát thì hát, sao lại lật nguời lại làm chi chứ?" .

Bệnh nhân: "Ðồ ngu, mặt A hát xong đương nhiên phải tới mặt B chứ"




3.

Trước cửa một phòng xét nghiệm, có hai cậu bé. Một cậu mặt tái mét, cậu kia thấy thế lại gần hỏi thăm:

-Này, cậu, có chuyện gì mà mình thấy vẻ mặt của cậu có vẻ căng thẳng thế? Cậu bé trả lời:

- Tớ đang rất lo lắng. Lát nữa tớ phải xét nghiệm máu. Hình như, nghe nói, bác sĩ sẽ cắt ngón tay tớ để lấy máu.

Cậu bé kia nghe thấy thế hét lên thất thanh:

- Trời ơi! Lát nữa tớ phải xét nghiệm ... nước tiểu.



bố con mình cùng... mum nhé Cool

THẦY - CÔ - TRÒ

1.

Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh: Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?

Vova giơ tay: - Thưa cô vì nó bị con cá voi hi..ếp!

Cô giáo không kìm chế nổi: - Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp.

Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?

Vova đã ra tới cửa còn ngoái lại: - Đơn giản là con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.



bác ơi, con ngồi dzậy bác có thấy... nặng hông?

2.

Cô giáo : - Các em chú ý,hãy nhìn cô và nói xem thích cái gì trên người cô thì cô sẽ cho biết, lớn lên các em sẽ làm gì?

Cô bé Masha nói : - Thưa cô, em thích mái tóc của cô.- Ôi, Masha yêu quí, lớn lên em sẽ trở thành thợ làm đầu nổi tiếng.

Cậu bé Pêchia : - Thưa cô, đôi mắt của cô rất đẹp. - Cám ơn Pêchia, lớn lên em sẽ trở thành bác sỹ nhãn khoa.

Thế còn Vôva, nói gì đi chứ,đừng xịu mặt như vậy. - Thưa cô, em biết nói gì bây giờ? Em đã hiểu, kiểu gì em cũng sẽ chỉ là công nhân vắt sữa bò thôi... hehe



em đi... bộ đội nè

3.

Trong trường mẫu giáo, thằng bé hỏi cô giáo: "Cô ơi, con nít có bầu được không cô?".

Cô giáo nói: "Con nít không có bầu được con ạ!".

Thằng bé quay sang con bé: "Đó, cưng thấy chưa. Cứ lo lắng lung tung!"


CHA - MẸ - CON

1.

Cô gái nói với cha :

_ Tuần sau con và Anh ấy sẽ kết hôn , Bố ạ

_ ...thế thằng đó có nhà cửa đàng hoàng không ?

_ Không ạ . Anh ấy ở nhà trọ

_ ...Nó có xe không ?

_ Cũng ko có . Anh ấy đi xe đạp

_ Bố mẹ nó thế nào ?

_ Anh ấy mồ côi ạ

_...Ôi ! Ở đời phải biết tích phúc, tích đức con ạ, nó đã khổ thế rồi thì con tha cho nó đi , đừng làm khổ người ta nữa...



tớ có 3 cái... chân

2.

Một ông bố suốt ngày phàn nàn với thằng con: trai tráng ngần này tuổi đầu rồi mà vẫn không tài nào có được con bồ, thằng này kém quá! Kém hơn tao rồi!

Thằng con gân cổ : Bố có giỏi thì tán thử xem, con với bố ra ngoài kia, thi xem thằng nào tán được trước?

Bố: Đi thì đi, tao sợ gì!

Hai bố con ra ngõ! Thấy 1 cô bé rất xinh đi xe đạp lướt qua, anh con nhanh nhảu tán tỉnh, "em ơi anh yêu em em có yêu anh không?"

Gặp đúng cô đanh đá, cô này ngoái lại : Yêu yêu cái thằng bố anh ý!

Ông bố nhảy cẫng lên: Đấy! thấy chưa? mày thua...


3.

Mẹ đến thăm nhà vợ chồng con gái, thấy con gái ra mở cửa mà không mặc áo quần, bà hỏi thì cô con gái cười tinh nghịch bảo :

"Đây là trang phục của tình yêu đó mẹ, chồng con đi làm về là thích con mở cửa đón ảnh như vậy đó".

Bà má nghe thấy thú vị quá nên bắt chước liền. Chiều hôm đó ông già đi làm về được 1 mẻ hết hồn khi thấy bà lão ra mở cửa cho mình mà chẳng có 1 mảnh vải che thân, hỏi thì bà cười tủm :

"Trang phục tình yêu của em đó mình".

Ông lão thở dài làu bàu:

"Ít ra bà cũng nên ủi nó lại trước khi mặc chứ !"



an toàn chưa...

4.

Đêm hôm, chồng muốn ABC XYZ, vợ bảo: "khẽ thôi anh, kẻo con nó dậy", Chồng nói: "kệ, nó ngủ như thằng chết trôi thế kia biết làm sao được" rùi tiến tới.

Hôm sau cả nhà đang ăn cơm, thằng con chìa bát ra bảo mẹ: "Cho thằng chết trôi xin bát cơm"


5.

Một sĩ quan về nhà, thấy vợ ngoại tình, ông bình tĩnh nói: - Anh ra ngoài, chúng ta sẽ giải quyết theo kiểu đàn ông.

Sau đó, ông ta đề nghị bắn hai phát đạn, rồi hai người giả chết, nếu bà vợ ôm xác ai, người đó sẽ ở lại với bà ta.

Nghe tiếng súng nổ, bà vợ mở cửa ra rồi kêu to: - Anh ơi, chui ra đi. Cả hai thằng ngốc đều chết cả rồi.


6.

Một anh chàng đến nhà bạn gái chơi. Bố của nàng ra tiếp chuyện chàng. Sau một hồi hàn huyên bố nàng mới thăm dò tính tình chàng trai:

_ Nếu bây giờ có 1 túi tiền và 1 túi đạo đức rơi trên đường thì anh nhặt túi nào?

_ Cháu nhặt túi tiền - chàng trai nhanh nhảu trả lời.

Với vẻ mặt thất vọng, bố cô gái nói:

_ Tôi biết ngay mà, các anh các chị bây giờ coi tiền là trên hết, ngay cả đạo đức cũng chẳng coi vào đâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ nhặt túi đạo đức.

Chàng trai vớt vát để lấy lòng bố nàng:

_ Vâng, kể ra cháu nghĩ cái này cũng tùy thôi, không nhất thiết là nhặt túi tiền. Ai thiếu cái gì thì nhặt cái đó...



í í í í ... Embarassed

ALL

1.

Trên một chuyến bay, phi công trưởng liên lạc với trạm điều hành mặt đất:

- Chúng tôi đang cách đất liền 300 dặm... đang bay cách mặt biển... và nhiên liệu đang cạn dần... xin hãy hướng dẫn!

Trạm điều hành mặt đất:

- Xin hãy lặp lại theo chúng tôi: "Nhân danh cha con và thánh thần... Amen...!"


2.

Anh chàng đi trên đường, anh ta thấy rất đông người bu quanh 1 vụ tai nạn, anh ta rất mún vào xem nhưng không bít chen vào bằng cách nào. Chợt anh ta hét lên :

"đề nghị mọi người tránh ra, tôi là bố nạn nhân!".

Mọi người sững người lại và anh chàng đi vào, vào đến nơi anh ta nhìn thấy... 1 con chó bị xe cán chết.

- cái tội nhìu chiện...



Nón bảo hiểm...Tongue out


3.

Ba cô nàng cùng được mời đến một bữa tiệc sang trọng.

Nàng thứ nhất nói: - Tớ sẽ mặc một chiếc váy màu đen vì anh chàng bảnh trai của tớ có tóc màu đen.

Nàng thứ hai: - Tớ sẽ mặc một bộ đầm màu vàng vì hôn phu của tớ có tóc màu vàng.

Nàng thứ ba kêu lên: - Vậy thì tớ mặc gì đây? Ông bồ của tớ bị hói...


4.

Tướng hỏi: Có Đánh không?

Các Bô lão đồng thanh: Đánh Đánh! Nhất định phải đánh !!

Đèn đuốc sáng rực, hết thảy nhãn thần đều lộ hung quang .

Tướng quân rút di động, bấm số, mặt lạnh như tiền, gằn từng tiếng một nói:

_ Anh ơi! Ghi em con 72...



nhột we' đeeeeeeee...

5.

Một gã keo kiệt đến khám bệnh xem mình có bị bệnh tiểu đường không. Sau khi khám, bác sỹ yêu cầu hôm sau anh ta mang đến một ít nước tiểu để kiểm tra.

Sáng hôm sau, anh ta mang đến cả một... can nhựa đầy nước tiểu.

Bác sỹ rất ngạc nhiên vì thấy quá nhiều, nhưng cũng tặc lưỡi cho đi kiểm tra. Kết quả cho thấy, nước tiểu trong can nhựa không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Sau khi biết kết quả và trong lúc bác sỹ đang ghi sổ, gã keo kiệt nói:

- Cảm phiền bác sỹ cho tôi gọi điện thoại nhờ có được không?

- Không sao, xin mời anh cứ tự nhiên!

- Alô! Em đấy à! Yên tâm đi nhé, anh không bị tiểu đường, cả em, cả ông bà nội và các con...


6.

Chuyện này hơi phô nhưng vui. Mong bà con thông cảm.

Cô bé quàng khăn đỏ đang đi trên đường thì cô bé gặp con sói đang núp cô bé la lên: "a,sói mày định ăn thịt ta phải ko" con sói giật mình bỏ chay.

Cô bé đi ngang qua đường thì lại bắt gặp con sói đang núp sau tảng đá cô bé la lên: "a, sói mày núp ăn thịt ta đấy à" con sói 1 lần nữa bỏ chạy.

Cô bé lại trở vào rừng cũng bắt gặp con sói đang núp sau cái cây cô bé la: "a sói mày vẫn định ăn thịt ta đấy à"

Con sói chịu ko nổi nữa la lên "mày có để yên cho tao ỉa ko hả!!"



ai... bự hơn?

Chuyện vui lượm lặt (3)


Diễn văn của bài thơ

Kính thưa quý vị,

Hôm nay tôi đến đây không phải để nói chuyện với quý vị.

Hôm nay tôi đến đây để nói chuyện với chính tôi.

Hôm nay tôi đến đây để nói với chính tôi những điều tôi không thể nói với bất kỳ ai khác.

Hôm nay quý vị đến đây không phải để lắng nghe tôi nói chuyện với quý vị.

Hôm nay quý vị đến đây để lắng nghe tôi nói chuyện với chính tôi.

Sự hiện diện của quý vị cùng sự im lặng và kiên nhẫn lắng nghe của quý vị là những điều kiện cần thiết cho cuộc nói chuyện hôm nay.

Không có những điều kiện ấy, cuộc nói chuyện hôm nay không thể diễn ra, mặc dù đối tượng của cuộc nói chuyện hôm nay không phải là quý vị, mà là chính tôi.

Quý vị không cần phải hiểu những gì tôi nói.

Quý vị không cần phải chống đối hay đồng ý với những gì tôi nói.

Quý vị chỉ cần lắng nghe tôi nói.

Quý vị chỉ cần im lặng và kiên nhẫn lắng nghe tôi nói.

Chỉ cần lắng nghe thôi.

Không cần hiểu.

Chỉ cần lắng nghe tiếng nói của tôi.

Chỉ cần lắng nghe cách tôi phát âm, chuyển giọng, lấy hơi, tăng giảm cường độ, tăng giảm tốc độ, tăng giảm cao độ, thay đổi tiết tấu, lặp lại, khai triển, ứng biến và kết thúc.

Quý vị không cần phải biết tôi đang nói với chính tôi điều gì.

Nếu quý vị có bất cứ điều gì muốn phản hồi xin quý vị hãy nói với chính quý vị.

Cuộc đối thoại từ đây trở đi sẽ là cuộc đối thoại giữa quý vị với chính quý vị.

Tôi không cần biết.

Bây giờ tôi chỉ yêu cầu quý vị kiên nhẫn im lặng lắng nghe tiếng nói của tôi cho đến khi cuộc nói chuyện của tôi chấm dứt.

Trân trọng cảm ơn quý vị..."

(thơ Nguyễn Tôn Hiệt)

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

Chuyện vui lượm lặt (2)

Dinh Độc Lập tuyển nhân viên cho vị trí đặc biệt.
Yêu cầu tuyển dụng: nhân viên có ngoại hình, có sức khỏe, không quan trọng bằng cấp, khỏe mạnh không dị tật. Làm 1 ngày 2 ca, mỗi ca 1h30’, không bao cơm, lương tháng 3000$ USD, bảo hiểm đầy đủ.
Mô tả công việc:
sáng đẩy xe tăng ra sân cho khách chụp hình, chiều đẩy vào kho. Tuyển người chăm chỉ chịu khó, vị trí chỉ tuyển 1 người nên mọi người nhanh tay gửi hồ sơ!


Ngôn ngữ báo chí: Hôm nay họp giao ban của ban biên tập tờ báo nọ, Anh tổng biên tập ra chỉ thị:
"Đề nghị các anh em xuất tin nhưng không được có tin trùng! Nếu ai xuất tin trùng thì phải công khai xin lỗi về chỗ đã xuất, như vậy mới đảm bảo không ai xuất trùng vào một chỗ".

Một phụ nữ gọi điện đến chương trình Quà tặng âm nhạc trực tiếp:
- Thưa quý đài, hôm qua tôi nhặt được một chiếc ví, trong đó có 50 triệu đồng tiền mặt.
Phát thanh viên nhỏ nhẹ:
- Thế bây giờ chúng tôi có thể giúp gì cho chị đây?
Người phụ nữ đáp:
- Ngoài ra, trong ví còn có một tấm danh thiếp mang tên Nguyễn Văn ABC, số nhà 123 Bùi Kiệm. Tôi muốn tặng
cho người có tên và địa chỉ trên một bài hát nào đó thật hay kèm theo lời cảm ơn chân thành!

Anh chàng ngốc nọ đi lính. Ngày đầu tiên cấp trên phát cho anh ta một cây lược, nhưng qua hôm sau họ cắt gần như trọc đầu anh ta.
Sau đó họ phát cho anh một cây bàn chải đánh răng, qua hôm sau khi khám sức khoẻ họ thấy anh ta có răng sâu nên đã nhổ đi mấy cái răng.
Đến ngày thứ ba, họ phát cho anh ta 2 cái quần đùi, ngay đêm đó, anh ta đào ngũ.


Thầy giáo nói: "Từ dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 các em hãy thêm danh từ ghép lại thành một câu có nghĩa”
Trò đáp: "7 ngày, 6 đêm, 5 sao, tầng 4, phòng 3, 2 người, 1 giường, 0 quần áo"
Thầy: "Pro wá kon"

Lời nhắn nghe được trong công viên văn hóa Suối Tiên: "Cháu Nguyễn Văn A ở đâu đến Mười Tám Tầng Địa Ngục có ông ngoại đang chờ".

Nếu ở gần một người mà bạn cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh, còn khi xa người ấy bạn cảm thấy thời gian trôi qua thật chậm thì bạn nên… đem đồng hồ đi sửa.
Người biết “nuôi chí lớn” thì không bao giờ cần đến dầu gội.
Không có thiếu nữ xấu mà chỉ có thiếu nữ này đẹp hơn thiếu nữ kia mà thôi.
Để giữ lời hứa với một ai đó thì cách tốt nhất là… đừng bao giờ hứa gì cả.
Lời thành thật thì ít khi làm người khác vừa lòng, và lời làm vừa lòng người khác thì ít khi nào… thành thật.

Vòng đời.
Ông cậu bé gọi cho cô thư ký:
- Tuần này tôi phải dành thời gian cho cháu trai. Hoãn chuyến công tác lại nhé Cô thư ký lại gọi cho chồng:
- Tuần này sếp bận nên chuyến công tác hoãn rồi anh ạ
Ông chồng lại gọi cho cô bồ:
- Vợ anh hoãn chuyến công tác rồi nên tuần này chúng ta không bên nhau được em ạ.
Cô bồ lại gọi điện cho cậu học sinh thông báo:
- Tuần này mình vẫn học như bình thường.
Cậu bé lại gọi điện cho ông của mình:
- Ông ơi, cô giáo cháu bảo tuần này vẫn phải học nên cháu không đi chơi với ông được rồi.
Ông cậu lại gọi cho cô thư ký:
- Tuần này tôi vẫn tham dự cuộc họp, cô sắp xếp lịch đi công tác nhé.

Lúc 5 tuổi thành công có nghĩa là ... không đái dầm.
Lên 10 tuổi thành công là... biết đi Xe đạp.
Lên 16 tuổi thành công là... có nhiều bạn bè.
Lên 20 tuổi thành công là... có 1 người yêu mình.
Lên 40 tuổi thành công là... rủng rỉnh tiền bạc.
Lúc 50 tuổi thành công... vẫn là rủng rỉnh tiền bạc.
Lúc 60 tuổi thành công là... vẫn có 1 người yêu mình.
Tới 70 tuổi thành công là... vẫn đi được Xe đạp.
Tới 80 tuổi thành công là ... vẫn có nhiều bạn bè
Và 85 tuổi thành công là ... không đái dầm.

Chuyện vui lượm lặt (1)

Yêu Em mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, thấy Em nghèo... lại thôi
Xa quê con nhớ mẹ hiền. Con về gặp mẹ... lấy tiền xa quê
Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ ngó, lắc đầu… hổng ăn.
Ta về ta tắm ao ta, Sảy chân chết đuối người nhà … vớt lên
Bình tĩnh tự tin không cay cú… Âm thầm chịu đựng trả thù sau
Má ơi đừng gả con xa, gả con qua… Úc, Canada được rồi
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở… Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
Tình ta không gì chia cắt, chỉ có… hôi nách mới chia cắt tình ta.




Trong 1 đất nước rất nhỏ, có 1 thủ đô rất to (Hà nội + Hà lội)
Trong thủ đô rất to, có những con đường rất nhỏ
Bên những con đường rất nhỏ, có những ngôi biệt thự rất to
Trong những ngôi biệt thự rất to, có những “cô vợ nhỏ”
Những cô vợ nhỏ, là của các ông quan to
Những ông quan to, có cái cặp rất nhỏ
Trong những cái cặp rất nhỏ, có những dự án rất to
Trong những dự án rất to, thì hiệu quả lại rất nhỏ
Hiệu quả rất nhỏ, nhưng thất thoát thì rất to.



Nằm trên giường, tôi tự hỏi đâu là những bí quyết thành công trong cuộc sống?
Tôi tìm thấy câu trả lời ngay trong căn phòng này:
- Quạt đang quay chậm rãi nói với tôi: hãy luôn từ tốn.
- Trần nhà gợi ý: hãy cố gắng vươn cao.
- Cửa sổ bảo: hãy nhìn ra thế giới.
- Đồng hồ nhắc nhở: mỗi phút giây đều quí giá.
- Gương khuyến cáo: hãy nhìn lại mình trước khi hành động.
- Lịch nhắn nhủ: hãy theo kịp tin tức và thời đại.
- VÀ VỢ TUI NÓI: Ngủ đi anh ơi, mai còn đi làm kiếm tiền đưa em nữa!
----> muốn thành công: Hãy nghe lời VỢ trước đã.




Bị Nhiễm “Ai - đồ”
Sau đêm tân hôn, chàng hỏi nàng: - Đêm qua em cảm thấy thế nào?
Nàng: - Ừm... Đêm qua anh đã thể hiện một bản sắc rất riêng. Tuy nhiên, phong cách của anh còn quá dàn trải. Anh cần gia tăng cường độ, xoáy sâu vào điểm nhấn. Nội lực quan trọng hơn các động tác màu mè. Nhất là phần “cao trào” phải thật kéo dài mới tạo cảm xúc cho... em. Dù sao anh đã cố gắng tột bậc và với sự phấn đấu không ngừng, em tin rằng anh sẽ trở thành một... người chồng “Ai- đồ”.
Hãy cố lên anh nhé!

Tự sự của ba





(Seri ảnh cu con ở cuối bài)

Người bạn thân thương nhưng không mong gặp lại

Ta đã vài ngày thức trọn đêm với bạn, ngủ trong bạn, chẳng phải để nhậu, chẳng phải để đánh bài như những lần ta đã từng thức trước đây.

Đây là lần thứ hai ta chính thức đến với bạn. Bạn tiếp ta như bao người khác. Bạn cho ta nếm được tột cùng của sự vui-buồn, sướng-khổ. Đời phải có vậy mới là đời.

Những ai đến với bạn, không cần thân quen, đều tôn sùng bạn, xem bạn như thánh. Bạn nói mười câu thì họ tin sái cổ mười câu mà chẳng nghi ngờ một tẹo teo nào.

Có người đời thường là chủ tịch này, giám đốc nọ nhưng khi đối diện với bạn, hắn giống như một tên nô lệ. Bạn chỉ cần gọi tên vợ hắn thôi, hắn đã co rúm người, vểnh tai nghe bạn phán, rồi làm theo tắp lự. Bạn bảo nộp tiền, hắn nộp tiền. Bạn bảo ngồi đợi, hắn ngoan ngoãn tìm một góc nào đó ngồi bó gối vểnh tai chờ mệnh lệnh tiếp theo...

Ai cũng đều như vậy.

Đương nhiên, ta không là ngoại lệ, ta là nô lệ!

Xung quanh ta rất nhiều nô lệ, một bầy. Mặt thằng nào cũng giống thằng nào, có lúc ngu ngu đực đực như ngỗng ỉa, có lúc cười tủm tỉm sảng khoái như vừa trúng vé số độc đắc.

Vâng, ta là nô lệ của bạn. Nghĩ, được làm nô lệ cho bạn dù chỉ một lần cũng là một diễm phúc trong một cuộc đời của một con người.

Bạn uy nghi, lừng lẫy nổi tiếng khắp nước. Đã là người Việt, ai ai cũng biết đến bạn, tên nghe cũng hay hay, giống phát âm một câu gì đó trong tiếng Anh: Bi-vi Tu-du, tiếng Việt viết là: BV Từ Dũ, cái tên gắn liền với tên một bậc mẫu nghi thiên hạ đời vua Thiệu Trị.

Ta đến bạn trước hẹn hai ngày để bắt đầu kiếp nô lệ ba ngày.

6 giờ chiều. Chiếc taxi đổ xịch ngay phòng cấp cứu. Ta đưa vợ vào và nhận mệnh lệnh đầu tiên: Chờ. Nghe thật đơn giản, nhưng phải nói thật, đây là công việc nặng nhọc nhất dù không tốn tí mồ hôi nào. Tâm trạng bồn chồn, đầu óc căng thẳng. Mục đích không để làm gì hết, chỉ để… chờ để khám. Đi vài bước rồi đứng, đứng vài phút chưa mỏi chân rồi ngồi, ngồi chưa nóng đít lại đứng lên đi làm điếu thuốc… Chỉ có vậy, quay vòng 3 giờ đồng hồ, gói thuốc mua hồi chiều đếm lại còn nửa gói.

Mệnh lệnh tiếp theo: nộp tiền. Cái này đơn giản thật, đơn giản như móc tiền trong ví, nộp, lấy biên lai, xong.

Nhập phòng sanh.

Ta được lệnh nhận công việc tiếp theo mà tính chất chẳng khác mấy so với công việc đầu tiên: Đợi. Có nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi muốn gì cũng được, nhưng nhất thiết phải hả mỏ dán mắt vào cái màn hình tivi giống như chó ngồi chực xương để chờ nghe tên hiện hình thông tin của vợ.

Do kinh nghiệm từng trải trước đây, ta ước lượng thời gian cho công việc này khoảng bốn năm giờ. Ta không đợi như đã từng chờ. Tranh thủ, ta tắm, ăn uống no nê. Tivi đằng xa đang có trận đá banh trực tiếp giữa Việt Nam và Lào giải AFF Cup. Xem cũng là chờ. 4-0 cho Việt Nam. Không vui vì kết quả không có gì gọi là bất ngờ. Nhưng cái chính, không vui vì Việt Nam thắng đúng ngay lúc mình làm việc: đợi.

Quay lại đợi, trở về với cái màn hình tivi mà mình buộc phải xem mặc dù chương trình chẳng có gì, chỉ là một slide show Power Point đơn điệu.

“Mời người nhà Nguyễn Thị Oanh”. Ui cha, nghe tên vợ mình xướng lên như được nghe thánh chỉ. Sướng, hết đợi.

***

Bây giờ, ta muốn kể cái cảm giác lúc vợ vừa sinh con trai. Cái cảm giác ấy thật khó tả, sướng rêm người!

Hộ lý đẩy xe, vợ ta nằm trên đó, không có em bé. Hỏi "em bé đâu?", "dạ hộ lý nói 2 giờ sau ẵm bé ra".

Ta ngồi bên vợ, buồn!

Vợ đòi ăn.

Đây, có ngay một tô cháo.
2 ly sữa.
Lại thêm 1 tô cháo.
Ăn liền.
Vợ nói đói lắm. Chưa hết, cái vụ ăn tạm gác lại, nói sau.

2 giờ sau.
Hộ lý đẩy bé ra, trên xe có 3 nhóc. Hộ lý đọc tên từng sản phụ rồi giao bé.
Không có tên vợ ta!

Vợ nói "anh kiếm mua cho em hộp cơm", lúc này là 2 giờ sáng.

“Ráng đợi anh tí, anh xem mặt thằng cu một cái rồi có ngay”.

10 phút sau, một xe đẩy ra, 3 bé.
Có tên vợ ta. Haha...

Cảm giác buồn ngủ hầu như không có. Ta tỉnh như sáo, thậm chí có thể nói là rất hưng phấn.

Hộ lý đặt thằng cu cạnh vợ. Ta lết lại ngay, vạch khăn trùm phần dưới thằng cu, thấy một đùm. Quá đã. Đúng là hàng Việt Nam chất lượng cao.

Ta cười tủm tỉm hoài, mân mê thằng cu. Nhìn tay - ổn, chân - đủ, mặt – sáng. Suớng tê người, quên cả việc mua cơm cho vợ.
Vợ thấy ta cứ tủm tỉm bên thằng cu, cũng quên đói.

3 giờ sáng.
Nhận phòng DV. Ta chuyển hết đồ đạc theo.

Ổn định chỗ mới đến 5 giờ.
Thằng cu cứ ngủ, ngủ. Ta cười, cười, thỉnh thoảng lại vạch khăn nhìn một cái. Sướng. Đúng thiệt, giống bố y chang, chất lượng cao! Hehe…

Tiếp tục cái vụ ăn.

5 giờ, vợ vừa tỉnh sau cơn ngủ ngắn. “Đói anh ơi!”.
Ta xuống căn tin. Căn tin Từ Dũ phục vụ 24/24h. Hết cơm, chỉ còn hủ tíu, bánh canh. Chạy lên hỏi vợ, hủ tíu, bánh canh được không? “Không”.
Xách quần chạy ra cổng BV. À, cơm đây. Một hộp sườn bì chả đặc biệt.
5 phút sau, ta xách vỏ hộp cơm không còn một hạt bỏ thùng rác.

“Anh, em muốn một ly cối sữa”.
Có ngay. Có thằng cu nằm đây thì muốn cái gì cũng được.

6 giờ sáng.
Ta pha cho thằng cu 20cc. Nó bú được phân nửa, mắt mở hí hí nhìn thằng bố tội nghiệp.
Ừ, vợ ta ăn dữ lắm. Chưa bao giờ ta thấy tình trạng này. Tình thật, lúc đó, vợ đòi ăn 10 hộp ta cũng mua 10 hộp, đầu óc không nghĩ là vợ mình có thể ăn nhiều như vậy. Lúc đó, vợ đòi gì có đó, ta không suy nghĩ. Sau nghĩ lại, hỏi vợ, vợ cũng không biết, nói, thì lúc nào cũng thấy đói. Đói lắm!

Cảm giác hết đói sau hộp cơm sườn bì chả, một ly cối sữa. Rồi bắt đầu ngủ. Ta trông con.

Ta thức suốt. Trọn ngày không chợp mắt, mặc dù không café.

Thằng cu con thỉnh thoảng é lên một tiếng. Vạch khăn, một bãi.
Lau lau chùi chùi. Nín liền.

*****

Đấy, vui-buồn sướng-khổ của ta trong bạn là vậy đấy, bạn thân thương ạ!

Khi cầm giấy làm thủ tục xuất viện, ta lại đi lạc trong bạn, vì mừng, mặc dù trước đó ta thuộc nằm lòng từng viên gạch, từng lối đi, từng ghế đá trong bạn.

Ngồi taxi về, thằng cu con nằm gọn trong tay vợ, ta lâng lâng ngoáy lại nhìn bạn lần cuối: Hẹn không gặp lại nhé, Bái Văn Bai, Bi-vi Tu-du.

PR thằng cu con (hehe):


Photobucket
Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Vỉa hè (tiếp theo và hết)

Năm đó cơ quan mình làm ăn được, xếp cho đi Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn ăn chơi nhảy múa gần ba tuần mới về. Mình tới quán tiết canh lòng lợn thì ông đồ bộ ca rô đã chùi mép xong, đứng dậy ra về. Mình đá đá chân người ngồi cạnh, hất hàm về phía ông đồ bộ ca rô, nói tình hình sao rồi, anh cười khì khì, nói ôi chà hay lắm hay lắm.

Vừa lúc ông sáo mũi đi tới, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt mình, mình đưa hai nghìn, ông không cảm ơn như mọi khi, bỗng rút cái sáo vung lên, nhảy nhảy, nói Tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng tợ thiên kim, con le le mấy thuở chết chìm, người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi... rồi chìa tay khua khua, nói hai nghìn hai nghìn... Mình trố mắt ngạc nhiên, người ngồi cạnh cười khì khì, nói ôi chà hay lắm hay lắm.

Ông biết rồi chống gậy loạng quạng đi ra, vung cái gậy, hét to đồng bào chú ý đồng bào chú ý... máy bay địch cách thành phố năm mươi ki lô mếch... rồi chìa tay khua khua, nói hai nghìn hai nghìn...

Mình đập đập tay người ngồi cạnh, nói điên à, anh cười khì khì, nói ừ điên điên, mình nói điên cả hai à, anh lại cười khì khì, nói ừ điên cả hai, thế mới tài. Mình nói sao lại điên được, anh nói con điếm nó nhè đầu phang cho suốt ngày, không vỡ sọ là may...

Chị tiết canh lòng lợn chạy đến dúi cho hai ông mù mỗi ông mấy nghìn, nói thôi thôi các anh lên gác cho em nhờ, cứ văn nghệ văn gừng thế này chẳng ai dám vào hàng em.

Ông sáo mũi nhăn răng cười, nhảy nhảy, vung cái sáo, hát Anh tỉ phận anh/ thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ/ chớ không ham mộ của Vương Khải, Thạch Sùng/ đạo người anh giữ vẹn, bần cùng sá bao..

Ông biết rồi chĩa cái gậy lên trời bắn tằng tằng tằng, nói đền nợ nước, trả thù nhà, các đồng chí nhằm thẳng quân thù mà bắn... tằng tằng tằng.

Cô điếm già vội vã chạy xuống, kéo tay hai ông mù, nói về mau về mau. Ông sáo mũi hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì bướm được gần hoa, ông biết rồi hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì mình sánh với ta hỡi mình. Rồi họ múa may, vờn quanh cô điếm già. Ông sáo mũi nhún nhún, hát Ước gì tính sánh với tình, ông biết rồi nhảy nhảy hát Ước gì nhánh bích cành quỳnh thành đôi...

Mình rỉ tai người ngồi cạnh, nói họ hết đánh nhau rồi à, sao đoàn kết thế? anh cười khì khì, nói ừ, tỉnh táo thì đánh nhau như chó mèo, chờ đến nổi điên mới đoàn kết thương yêu nhau, hay thế!

Ông sáo mũi lại hôn cô điếm già cái chụt, hát Ước gì lan huệ đâm chồi, ông biết rồi hôn cô điếm già cái chụt, hat Ước gì quân tử sánh người thuyền quyên. Chị tiết canh lòng lợn chạy tới chắp tay vái hai ông mù, nói em lạy hai bác, dẹp văn nghệ văn gừng đi, thối hết lòng lợn của em rồi.

Ông đồ bộ ca rô thủng thẳng đi tới, đứng trước hai ông mù, bóp miệng huýt còi, nói các thủ trưởng, hai ông mù lập tức rập chân ưỡn ngực, nói có. Ông đồ bộ ca rô nói theo tôi về sở chỉ huy, hai ông mù nói rõ. Hai ông mù vịn vai cô điếm già và ông đồ bộ ca rô rập chân đi đều, vửa đi vừa hát Vừng đông đã hừng sáng, núi non xanh ngàn trùng xa...

Mọi người cười ha ha, nói hay hay, ông đồ bộ ca rô thế mà hay, văn nghệ văn gừng cứ xón cho chút hư danh là sướng liền, chấp hành liền. Một người nói hay gì, thằng đểu lắm đấy. Mình hỏi sao, người này cười nhạt nói đợi đó mà xem.

Mình hỏi cuối cùng ông đồ bộ ca rô lẻn vào nhà đó làm tổ trưởng à, người này nói nó làm mưu sĩ thôi, hư danh cho ba ông đầu rau hưởng. Mọi người ồ lên, nói phải phải, xui nguyên dục bị bao giờ cũng đắc lợi.

Mình hỏi thế sao cả hai ông mù bị điên một lúc, người này nói thì đánh nhau sứt đầu mẻ trán, nằm bẹp, nó tiêm cho một ông một phát là xong thôi.

Mọi người ồ lên, nói phải phải, thằng bộ đồ ca rô giỏi giỏi, phen này thế nào nó cũng đưa hai ông mù đi Trâu Quì, cái nhà nó được hưởng, hưởng luôn cái mỏ dầu, nó khoan đã đời nhé...

Mọi người cười ha ha ha, nói cả Mỹ cả I Răc đều thua đồng chí đồ bộ ca rô nhé. Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái.

Mọi người không để ý, cứ cười cười nói nói. Người cười hi hi, nói hay hay, mẹo hay. Người cười he he he, nói giỏi giỏi, thằng giỏi. Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái, nói các bác ơi, các bác ăn mau cho em lấy chỗ đón khách...

Mọi người rụt cổ thầm thầm thì thì. Người nói cẩn thận đấy, khéo không bà này người nhà của ông đồ bộ ca rô. Người nói phải phải, có khi nó dắt mối cho thằng đó. Người nói đúng đúng, chúng nó cùng hội cùng thuyền cả đấy.

Hoá ra không phải, trật lấc hết.

Tuần sau ông đồ bộ ca rô và cô điếm già đưa hai ông mù nhập trại Trâu Quì, xong, ông đồ bộ ca rô nói với cô điếm già cô đi đâu thì đi, để tôi khoá cửa giữ nhà cho người ta. Cô điếm già trợn mắt há mồm, nói nhà tôi đây còn đi đâu, ông đồ bộ ca rô nói nhà này là của hai ông mù, cô điếm già nói tôi là vợ của họ, ông đồ bộ ca rô nói cô đừng có nhận xằng, cả phố này ai không biết cô là điếm đứng đường.

Cô điếm già tức, nhảy chồm chồm, nói ối bà con ơi, thằng lày ló lừa tôi, ló xui tôi làm nhà lày tan lát để ló lấy không cái nhà. Ông bộ đồ ca rô tát cô điếm già một tát, nói con điếm già mồm, cút ngay.

Cô điếm già nhảy chồm, nói cha tiên nhân mày nhứ, mày xui tao sao mày xui tao sao, cha tiên nhân mày nhứ.

Ông đồ bộ ca rô cho thêm một tát, nói cô nói thêm câu nữa tôi báo người ta bắt liền, tội cô làm hai ông mù hoá điên tôi còn chưa tính. Cô điếm già khóc lóc, nói ôi giời ơi l. mình còn chưa tởm bằng mồm thằng lày. Nói xong thì bỏ đi.

Ông đồ bộ ca rô bước ra phố, chị tiết canh lòng lợn gọi lại, nói này anh kia, đưa chìa khoá nhà hai ông mù đây. Ông đồ bộ ca rô nói tôi có trách nhiệm giữ nhà cho người ta. Chị tiết canh lòng lợn nói này, tôi lạ đéo gì mấy ông, thấy chỗ nào ăn cướp được thì ôm trách nhiệm vào mau lắm, đưa chìa khoá đây mau lên.

Ông đồ bộ ca rô cười nhạt, nói thế bà là ai mà dám đòi chìa khoá, đừng có nhận xằng. Chị tiết canh lòng lợn nói xằng là xằng thế nào, nhà tôi ở đây, hàng họ tôi đây cả phố ai không biết, tôi không giữ nhà cho hàng xóm của tôi thì ai giữ.

Ông đồ bộ ca rô nói bà đừng có lắm mồm, luớ quớ tôi gọi người ta bắt liền, tội bà bán tiết canh lòng lợn gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè tôi còn chưa tính. Chị tiết canh lòng lợn nói này, thằng lưu manh, mày doạ được con điếm già chứ không doạ được tao đâu.

Nói rồi chị xông đến bóp vày vò hạ bộ ông đồ bộ ca rô, nói mày có đem chìa khoá không, tao bóp phát nát bét hai hòn cho ra thằng thái giám thật luôn, khỏi phải giả danh.

Cả khu phố ùa đến, người nói thằng lừa đảo đưa mau đưa mau, người nói thằng lưu manh đưa mau đưa mau. Ông đồ bộ ca rô rút chìa khoá ra đưa cho chị tiết canh lòng lợn, cười cười, nói gì mà ầm lên thế, tôi thử tinh thần cảnh giác bà con chút thôi mà... công nhận tinh thần cảnh giác của bà con khu phố mình rất cao.

Chị tiết canh lòng lợn bê rổ lòng tới, nói ông khen bà con khu phố à, vậy thì bà con khu phố khen tặng ông một rổ lòng, rồi úp cả rổ lòng lên đầu ông đồ bộ ca rô.

Đám thực khách khen chị tiết canh lòng lợn giỏi giỏi. Người nói đáng lẽ chị phải tương lên đầu nó rổ lòng thối, mọi người cười ha ha, nói phải phải.

Người nói đáng lẽ chị phải kẹp cái mặt nó vào háng cho chết mẹ nó đi, mọi người cười ha ha ha, nói đúng đúng.

Người nói đáng lẽ chị chà bướm vào mặt nó, mọi người cười ha ha ha, nói hay hay.

Chị tiết canh lòng lợn ngước lên nguýt cái, xì cái, nói thôi, em xin các bác, các bác chỉ chua cáy chua con là giỏi, xếch mé người ta là tài, làm được cái đéo gì đâu.

Mọi người ngồi im, mặt đực như ngỗng ỉa. Mình cũng mặt đực như ngỗng ỉa.

The end he he.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

1111, nhảm đàm

Vâng, 4 con số 1, xin cảm ơn (theo cách nói của bác Lại Văn Sâm trên VTV cho nó hào sảng vui vui tí).

Mỗi con số 1 đại diện cho một thành viên trong gia đình tui: 1 ba, 1 mẹ, 1 tui, 1 em.

1 - con số duy nhất tính tới giờ phút này tui viết được bằng viết chì.

Theo hệ nhị phân (binary) , đèn sáng là số 1, đèn tắt là số 0. Vậy 1111 tương ứng với bốn bóng đèn đang sáng. Sáng cả nhà, khà khà khà...

1111, theo hệ thập lục phân (hexadecimal) là số F (diễn dịch theo ba tui: F là viết tắt của Family - gia đình. He..he.., nói cho vuông vào cái gia đình tui ấy mà!).

**

Dãy số 1111, nếu cho dấu chấm ở giữa là 11.11.

11.11 có thể đọc là ngày mười một tháng mười một.

Mà ngày 11.11 là ngày gì?

Quan trọng, quan trọng, rất rất quan trọng!

Tui xin trân trọng thông báo:

"Ngày 11.11 là ... ngày hôm nay đấy đồng bào ơi...".

----------------------------------------------

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

Vỉa hè (tiếp theo)

Quán tiết canh lòng lợn hôm đó bỗng vắng cả ông sáo mũi lẫn ông biết rồi. Mình vỗ nhẹ vai ông ngồi cạnh, nói này, hai ông mù đâu không thấy, ông này nói biết được, có khi tranh nhau make love suốt đêm, giờ chưa dậy.

Anh thanh niên bàn bên nói đâu có, họ phân công lao động rất rành mạch, không có chuyện tranh gianh nhau đâu. Mình hỏi phân công sao, anh thanh niên nói vợ ngày là của ông biết rồi, vợ đêm là của ông sáo mũi. Thế là cả hội khách tiết canh lòng lợn bỗng tranh nhau nói, bàn tán râm ran.

Người nói make love mà lao động à, người nói chứ sao, bằng bố lao động ấy chứ, mọi người cười ha ha ha, nói chưa có lao động nào lại tranh nhau quyền được lao động như Make love.

Người nói ông sáo mũi ban ngày lo đi làm, đêm được hưởng phúc, phân công lao động thế là hợp lý quá. Người nói ngộ nhỡ ông sáo mũi nhảy về nhà làm phát thì sao nhỉ, người nói ừ nhẩy, lỡ ông biết rồi nửa đêm mò sang làm choác thì sao nhẩy.

Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cha chung thì không ai khóc chứ vợ chung thì như Mỹ với I Răc tranh nhau cái mỏ dầu.

Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cái mỏ dầu ấy ghê nhẩy, khoan mãi không hết dầu.

Mọi người cười ha ha ha, nói đếch phải đếch phải, có khi khô mẹ nó dầu rồi, chúng nó mù không biết cứ tranh nhau khoan.

Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, đàn bà mà khô dầu mỡ coi như vứt vào thùng rác lịch sử, chỉ có bọn đui mù mới đủ can đảm moi ra xào lại thôi.

Một người nói xào khô à. Mọi người cười ha ha ha, nói xào khô xào khô, mốt bây giờ là xào khô.

Một ông mặc đồ bộ kẻ ca rô trông béo tốt, cái kính trắng đeo trễ trông trí thức, dây chuyên vàng đeo cổ có một hạt ngọc trông giàu có, từ đầu chí cuối cắm cúi ăn, bây giờ mới thông thả ngẩng lên lấy giẩy ăn chùi một vòng quanh mép, lại thong thả lấy giấy ăn khác chùi một vòng nữa quanh mép, hắng giọng cái, nói mấy ông hết chuyện rồi sao, đang ăn uống cứ phun hết tục tĩu. Nói xong thì chống gối đứng dậy, phủi đít quần mấy phủi, thong thả bỏ đi.

Một người định cãi lại. Một người ngăn lại, nói mấy đứa nói đúng nên tránh xa, cãi nhau với chúng nó mình thua.

Một người nói mẹ, đến cơ quan toàn nghe nói đúng, về nhà vợ còn không tha, nói đúng suốt buổi, đi ăn sáng lại gặp thằng nói đúng, điên thế.

Một người nói thằng cha nào mà oách thế. Một người nói thằng này ở phố Hàm Long, nghe nói làm giám đốc giám đeo gì a, một người nói đâu có, giáo sư đấy. Một người nói không phải, chuyên viên trên bộ đó.

Một người nói không có đâu, thằng đó buôn heo thôi, mấy năm nay bỏ nghề, suốt ngày đánh cờ tướng bên phố Bà Triệu. Một người nói buôn heo đâu mà buôn heo, nó làm đầu nậu sách, nợ đầm đìa, bỏ Hải Phòng lên đây trốn nợ. Một người nói a nhớ rồi, thằng này nhà phê bình.

Bỗng trên gác có tiếng hét cô điếm già, rồi soong nồi bát đĩa văng ra từ cửa sổ. Ông biết rồi hét, đ, mẹ mày. Ông sáo mũi hét mẹ tôi cũng là mẹ anh. Cô điếm già hét ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ.

Ông sáo mũi hét mẹ, anh chủ trương như cứt. Ông biết rồi hét sư bố mày thực hiện như đom. Cô điếm già hét không đánh nhau, không đánh nhau.

Mọi ngườì lại bàn tán tán râm ran, nói rồi rồi Mỹ choảng IRăc rồi.

Một người nói biết ngay mà, ông sáo mũi mò về làm phát bị ông biết rồi bắt được. Một người nói đếch phải, đêm qua ông biết rồi lấn sân bị ông sáo mũi bắt được.

Mọi người ha ha ha, nói ôi giời mỗi mỏ dầu thối mà anh em choảng nhau, huynh đệ tương tàn.

Dần dần mới biết trăm sự tại cái mỏ dầu thối ấy thật.

Ngày. Ông biết rồi ôm cô điếm già, nói anh được không, cô điếm già hôn ông biết rồi cái chụt, nói trên cả tuyệt vời. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói anh có hơn em không. Cô điếm già vuốt vuốt ông biết rồi, nói ôi giời, ông em của anh thì lói làm gì, chỉ tổ mất công tụt quần. Ông biết rồi cười khé khe khe...Cô điếm già rỉ tai ông biết rồi nói như vầy như vầy, ông biết rồi nói thế à thế à... mẹ, thẳng đểu.

Đêm. Ông sáo mũi ôm cô điếm già, nói anh được không, cô điếm già hôn ông sáo mũi đánh chụt, nói trên cả tuyệt vời. Ông sáo mũi cười hé he he, nói ông anh của anh thế nào, cô điếm già vuốt vuốt ông sáo mũi, nói ông anh của anh thì lói làm gì, chỉ tổ mất công tụt quần.Ông sáo mũi cười hé he he...Cô điếm già rỉ tai ông sáo mũi nói như vầy như vầy, ông biết rồi nói thế à thế à...tiên sư thằng cha già ác thế.

Đang đêm ông sáo mũi tỉnh dậy, nghe bem bép, bèn mò cái ghế con giáng xuống đầu ông biết rồi, nói mẹ, anh đề ra chủ trương lại chơi lậu, ăn gian. Ông biết rồi ôm đầu máu, đạp phát trúng bụng ông sáo mũi, nói tại mày thực hiện như đom, tao phải đứng ra gánh vác.

Ông sáo mũi nói lậu lậu gian gian, anh ăn gian trắng trợn. Ông biết rồi nói thằng đểu, viện cớ đánh anh mày, tao giết. Họ xông vào nhau đấm đấm đá

Cô điếm già lấy cây gậy gõ phát lên đâù ông sáo mũi nói thôi, không đánh nhau, lại gõ phát lên đầu ông biết rồi nói ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ.

Ông biết rồi nói đ.mẹ mày, rồi đạp một phát vào ông sáo mũi, trượt, cô điếm già đạp bồi ngay vào bụng ông sáo mũi. Ông sáo mũi tức, vùng dậy nói mẹ tôi cũng là mẹ anh, rồi cầm ghế phang vào đầu ông biết rồi, trượt, cô điếm già phang bồi cái ghế vào đầu ông biết rồi.

Cô điếm già lấy gậy gõ phát lên đầu ông sáo mũi, nói em mà đánh anh ác thế, vỡ mẹ sọ chết thì sao, lại gõ phát lên đầu ông biết rồi, nói anh đi đạp đểu em thế, dập mẹ nó dái thì sao.

Ông sáo mũi và ông biết rồi lại xông vào đấm đá, cô điếm già hét vang ối giời ơi, anh em phải đoàn kết thương yêu nhau chứ...Điếc tai nhức óc cả khu phố.

Mấy hôm liền sáng nào quán tiết canh lòng lợn cũng chuyên bàn chuyện ba vợ chồng ông mù. Người nói con điếm đểu, nó làm hai anh em đánh nhau để mưu lấy cái nhà. Người nói con kia sao gan to thế được, phải có kẻ xui nó mới dám làm thế.

Ông mặc đồ bộ kẻ ca rô từ đầu chí cuối cắm cúi ăn, bây giờ mới thông thả ngẩng lên lấy giấy ăn chùi một vòng quanh mép, lại thong thả lấy giấy ăn khác chùi một vòng nữa quanh mép, hắng giọng cái, nói mấy ông hết chuyện rồi sao, chuyện nhà người ta cứ xía vào. Nói xong thì chống gối đứng dậy, phủi đít quần mấy phủi, thong thả bỏ đi.

Một người nói mẹ, bọn nói đúng nhiều như ruồi, giết mãi không hết. Một người nói nói đúng không chắc đã lưu manh, nhưng lưu manh thì cầm chắc suốt ngày nói đúng

Người nói tổ sư cái thằng buôn lậu nói năng như cha bố. Người nói buôn lậu cái gì, nó là giáo sư đấy, vừa mất dạy. Người nói giáo sư đếch đâu, nó là nhà nghiên cứu củ c. gì đó, ăn cắp cái laptop của viện trưởng, bị đuổi cổ ra khỏi viện rồi. Người nói các ông nghe đâu đấy, nó là thằng chuyên viên của bộ, bộ trưởng trúc nó cũng trúc theo. Người nói đếch phải đếch phải, nó chỉ là thằng đầu nậu sách thôi.

Bỗng trên gác có tiếng hét cô điếm già, rồi soong nồi bát đĩa văng ra từ cửa sổ. Ông biết rồi hét, đ. mẹ mày thực hiện như đom. Ông sáo mũi hét tiên sư anh chủ trương như cứt. Cô điếm già hét ôi giời ơi, các anh phải đoàn kết thương yêu nhau chứ.

Mọi người lại ồ lên, nói rồi rồi Mỹ lại choảng IRăc rồi...

( còn nữa he he)

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Vỉa hè (Ký sự Nguyễn Quang Lập)


Ký sự vỉa hè
Ngày trước còn đi làm mình rất thích ăn sáng tiết canh lòng lợn ở vỉa hè đầu phố gì quên mất tên, gần phố Nguyễn Du. Ăn lâu ngày quen, cứ thấy mình ra là bà chủ cắt hai miếng tiết to, một khúc dồi, một vốc lòng non, bữa nào cũng giống bữa nào.


Khách ăn sáng quanh đi quẩn lại cũng vài chục anh, tuyệt nhiên không có đàn bà, lâu ngày rồi cũng quen mặt cả. Chẳng biết tên nhau nhưng gặp nhau là gật đầu cái, cười cái, một anh một bàn nhỏ một cái đòn một bát tiết một đĩa lòng một cút nhỏ rượu, vừa ăn vừa nói chuyện râm ran, chuyện gì cũng dễ dàng nhất trí, chưa khi nào cãi nhau.


Ngườì này nói tiên sư thằng Liverpoll đá ngu thế. Lập tức ngườì kia hùa theo, nói đúng rồi, đá ngu như bò. Người nọ nói đúng đúng, cái thằng Owen đá như bòi, tôi mất năm xập vì cái thằng đó, tức thế....cứ thế là râm ran.


Người này nói tối qua xem ti vi, sư bố cái thằng thứ trưởng nó nói thối inh, ngu thế. Lập tức người kia lên tiếng ngay, tối qua tôi cũng xem, mẹ cái thằng nhà quê. Người nọ nói ôi giời tôi lạ gì thẳng đó, nó trước kia làm ở sở..cứ thế là ồn ào.


Toàn nhất trí không, hay cực.


Có hai ngươì đàn ông chưa bao giờ ăn sáng nhưng luôn có mặt, cả hai đều mù, chừng bốn năm mươi tuổi.


Ngườì thứ nhất gọi là ông sáo mũi, ông thổi sáo mũi ăn xin, chuyên ngồi gốc cây thổi hết bài này sang bài khác. Thoạt nhìn cứ tưởng ông ngồi thổi sáo vi vu chơi vui, không quan tâm đến ai, nhưng hễ có người vào quán là ông rời gốc cây đi đến, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt khách rất điệu, người cho một ngàn, kẻ cho hai ngàn, xong ông lại về ngồi gốc cây.


Không hiểu sao ông biết ngay người mới đến, đi tới đúng chỗ người đó không hề mò mẫm, cứ y như người sáng.

Đụng khi mọi người ồn ào, tranh nhau nhất trí thì ông nhảy ra, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt mỗi người. Đang phấn khích chẳng ai tiếc một hai nghìn. Tính ra mỗi buổi sáng ông thu được năm bảy chục nghìn chứ không ít.


Người thứ hai gọi là ông biết rồi. Khác với ông sáo mũi, ông này đi đứng loạng quạng, cái gậy cầm trong tay cứ chấm hai ba chấm bước một bước. Hễ ông bước lệch sang chỗ nào đó, có người nói đi lối này ông ơi, ông nói át đi: biết rồi, cầm gậy chấm một hai ba chấm bước một bước, lại đi lệch, người khác nhắc đi sang bên này ông ơi, ông lại nói át đi: biết rồi, giọng như tự ái.


Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói hai ông này ở đâu mà sáng nào cũng ra đây, anh ngồi cạnh nói trên gác, họ là anh em. Ngó lại thì thấy họ giống nhau như lột. Mình gật gù, nói hay hay, cũng là mù, người này không thấy gì, người kia như sáng. Anh ngồi cạnh cười sật sật, nói ông sáo mũi là ông mù, ông biết rồi là ông đui. Ông đui là anh, ông mù là em. Mình chả hiểu sao, chỉ nhăn răng cười.


Ông biết rồi không ăn gì, chỉ đứng hóng chuyện. Hễ ai nói, ông liền nghếch tai về người đó. Bất kì chuyện gì, người ta chưa dứt lời ông đã khua cái gậy cái, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ.


Một người nói mẹ, thằng trọng tài ngu, việt vị đâu mà việt vị. Ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ. Người này nói tôi thấy rõ ràng không việt vị, ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, rõ ràng.... tôi đã bảo rồi chứ.


Một người nói cái thằng thứ trưởng, nó nói lấy dân làm gốc cứ leo lẻo, bố mẹ thì đối xử không ra cái gì, tôi ở gần nhà nó tôi biết. Ông biết rồi khua cái gậy, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ, có ra cái gì đâu. Người này nói mẹ, tôi thấy rõ ràng nó vừa đứng đái vừa mắng bố nó, ông biết rồi lại khua cái gậy , nói ừ đúng rồi, rõ ràng... tôi đã bảo rồi chứ.


Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói ông em thì đi kiếm tiền còn ông anh suốt ngày đứng hóng chuyện, anh ngồi cạnh cười sật sật, nói thì thằng đui chỉ đạo thằng mù chứ sao. Mình cười khịt khịt. Anh ngồi cạnh rỉ tai mình, nói họ có vợ chung đấy. Mình ngạc nhiên vô cùng.


Dần dà mới biết họ bị mù bẩm sinh, bố mẹ nuôi họ đến tuổi trưởng thành thì chết, hai anh em sống với nhau. Ông biết rồi đi đứng loạng quạng, tính lại lười, vỗ vai ông sáo mũi, nói tao trông nhà quét nhà dọn nhà chùi nhà bảo vệ nhà cửa, mày chỉ mỗi việc thổi sáo kiếm tiền thôi, quán triệt chưa. Ông sáo mũi gật gật, nói quán triệt.


Từ đó ông sáo mũi đi thổi sáo ăn xin, cũng chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn cái vỉa hè này thôi, thế mà cũng kiếm đủ ăn, còn mua được cái đài nghe tường thuật bóng đá.


Hễ có trận bóng đá là hai anh em hò hét như vỡ chợ. Ông sáo mũi nói rồi lên rồi, ông biết rồi nói ai lên ai lên, ông sáo mũi nói Hồng Sơn lên rồi, Hồng Sơn chuyền cho Đặng phương Nam, ông biết rồi hét Sơn ơi Sơn, đừng chuyền cho Đặng Phương Nam em ơi, nó đá ra ngoài đấy.


Ông sáo mũi nói bỏ mẹ, mất bóng rồi, thằng Kiatisac có bóng rồi, bỏ mẹ rồi, ông biết rồi hét vang Đức Thắng đâu, Đức Thắng đâu, chặn nó lại em ơi, đạp phát dập mẹ xương bánh chè nó đi cho anh, ông sáo mũi cũng gào lên, búng phát văng dái thằng Kiatisac cho anh, Đức Thắng ơi!


Tóm lại Thái Lan vẫn thắng. Ông biết rồi cầm gậy đập phát vỡ tan cái ấm, nói mẹ, lại thua bố nó rồi, ông sáo mũi đá vèo cái ghế, nói sư bố nó chứ, toàn thua thôi, đá gì mà ngu thế. Ông biết rồi lại cầm cái gậy đập phát móp luôn cái soong, nói đuổi mẹ thằng Riedl cho tao, ông sáo mũi lại đá vèo cái ghế, hét đuổi bố thằng Riedl đi.


Nhiều khi người qua đường cứ tưởng hai anh em đang đánh nhau, không, họ chẳng bao giờ đánh nhau, cãi nhau, cho tới một hôm...


Một đêm mất điện, trời nóng quá, ông biết rồi lò dò xuống vỉa hè, đứng tựa gốc cây hóng gió. Bỗng có tiếng đàn bà, nói anh ơi lại đây, ông nói biết rồi, cầm cái gậy khua khua dò xem người đàn bà đứng ở đâu.


Người đàn bà là cô điếm già, cầm cái gậy kéo ông lại, nói em đây lày anh, ông nói biết rồi, luờ quờ mò tới. Cô điếm già cầm tay ông đặt lên ngực, nói em có cái lày, ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể. Cô điếm già cầm tay ông đặt vào háng, nói em có cái lày lữa, ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể.


Ông biết rồi ôm chặt cứng cô điếm già, nói anh làm phát được không, cô điếm già đẩy ông ra, nói tiền đâu, ông nói biết rồi, đéo có, rồi bỏ đi. Cô điếm già nói một hai chục ngàn cũng không có à, ông biết rồi nói đéo có, cầm gậy cứ chấm một hai chấm bước một bước, túc tắc về nhà.


Cô điếm già chạy theo kéo áo ông biết rồi, nói nếu anh nuôi được em thì em về ở với anh, ông nói biết rồi, cô muốn làm vợ tôi à, cô điếm già nói vâng, ông biết rồi cười cái hậc, nói o ke... vợ thì vợ.


Ông biết rồi dắt cô điếm già về nhà, vừa lúc có điện, cô điếm già nói bật đèn lên, ông biết rồi nói đèn để làm gì, rồi ẩn cô điếm già xuống sàn, nói làm phát mau, không mất điện nóng chết.


Ông sáo mũi tỉnh giấc, vùng dậy hỏi ai đấy, ông biết rồi nói vợ tao. Ông sáo mũi ngơ ngác, nói vợ là sao? Ông biết rồi cười cái hậc, nói đ. mẹ thằng này hỏi khó thế.

Ông biết rồi kẹp cô điếm già suốt đêm, ông sáo mũi không ngủ được, đi vô đi ra, ngồi ban công thổi sáo hết chục bài, lại ra vỉa hè thổi thêm chục bài nữa trời vẫn chưa sáng, bực mình đá cái ghế, hét to anh tôi theo bướm bỏ em rồi. Ông biết rồi nhả vú hất mặt lên, nói cả thiên hạ ai không theo bướm, mày nói tao nghe.

Ông sáo mũi đứng giữa nhà khóc, khóc chán đứng thổi sáo, thổi sáo chán thì đá cái ghế cái, lại hét to anh tôi theo bướm bỏ em rồi. Ông biết rồi nhả bướm nhổm đít lên, nói thằng ngu, gì mà hét lên thế, vua còn đem đất đổi bướm, mình tao à.

Cô điếm già cười rích rích, bóp ông biết rồi cái, nói nhà mình không ngăn vách, cứ thông thống. Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nói nhà này toàn đui mù ngăn vách làm gì.

Cô điếm già lại cười rích rích, bóp ông biết rồi cái, nói dưng mà ló cứ đi qua đi lại, xí hổ chết. Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nó sư bố cái này mà biết xấu hổ, bọn đui mù sáng mắt hết rồi.

Cô điếm già cười rích rích, nói mau ôi mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể, cô điếm già cười rích, nói mau mau ôi mau mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể. Ông sáo mũi đứng ban công thổi đau cả mũi trong nhà vẫn chưa xong, ông rút sáo thở hồng hộc, nói nhà này loạn rồi.

Ông biết rồi đi ra ban công, nói mày không ngủ, còn đứng đó nói năng bậy bạ. Ông sáo mũi nói anh chị cứ bem bép thế bố ai mà ngủ được. Ông biết rồi nói biết rồi, ngày xưa bố mẹ bem bép mày không thắc mắc, tao mới bem bép chút xíu mày đã thắc mắc là sao.

Cô điếm già kéo ông biết rồi vào, nói quần chúng chuyên đề thắc mắc, anh quan tâm làm gì. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói phải phải, nhà này anh tổ trưởng, em tổ phó, nó quần chúng. Cô điếm già túm tóc ông biết rối dúi mặt ông vài háng, cười rích rích, nói cái lày tổ trưởng chứ, ông biết rồi cười khé khe, nói biết rồi, phải phải.

Cô điếm già cười rích rích, nói mau ôi mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể, cô điếm già cười rích rích, nói mau mau ôi mau mau, ông biết rồi cười khé khe khe, nói hay nhể hay nhể. Ông sáo mũi đá cái ghế, nói tôi ỉa vào ở nhà này nữa, tôi đi đây, rồi bỏ ra khỏi nhà.

Ông biết rồi nhả vú, hất mặt lên, nói mày đi đâu. Cô điếm già vít cổ ông biết rồi xuống, nói để chú ấy đi, chú ấy có tự do thì tụi mình mới tự do bem bép chứ, ông biết rồi cười khé khe khe, nói biết rồi, phải phải.

Cô điếm già cười rích rích, hất lên, nói tự do lày, từ do lày, ối mau mau. Ông biết rồi cười khé khe khe, nói biết rồi biết rồi, tự do tự do, hay nhể hay nhể.

Được ba ngày tiền hết, gạo hết. Ông biết rồi vuốt vuốt cô điếm già, nói anh trông nhà quét nhà dọn nhà chùi nhà bảo vệ nhà cửa, em chỉ mỗi việc ra phố kiếm tiền thôi, quán triệt chưa. Cô điếm già nói lày, đừng có phát ngôn sai quan điểm, ông biết rồi nói biết rồi, nhưng sao, cô điếm già nói đó là việc đàn bà, ai lại để đàn ông gánh vác.

Ông biết rồi nói biết rồi, nhưng ai đi kiếm tiền đây, cô điếm già nói đàn ông không kiếm được tiền, ai kiếm. Ông biết rồi nói biết rồi, nhưng anh quen chỉ đạo chú em kiếm tiền thôi, cô điếm già nói thế thì phải đi tìm chú ấy về.

Ông biết rồi vỗ cô điếm già cái bép, cười khé khe khe, nói biết rồi, em kiến nghị cực hay, em ra ngay phố kiếm chú ấy về. Cô điếm già nói phố lào, cả trăm ngàn phố, em biết phố lào ra phố lào. Ông biết rồi nói biết rồi, anh chỉ đề ra phương hướng thế thôi, phố nào thì em phải linh động sáng tạo chứ.

Cô điếm già tức, kéo tai ông biết rồi, nói tôi có hai mồm, mồm lào cũng thông suốt cả mà lói không lổi ông, đi, cùng nhau ra phố. Họ đi ra phố, tìm một ngày ròng rã không thấy, đói, không tiền, họ đóng vai con gái dắt bố mù đi ăn xin.

Ông biết rồi vịn vai cô điếm già, hát những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim, tím chiều hoang biền biệt... mấy ngàn rồi. Cô điếm già hát một chiều hành quân được tin em gái mất, chiếc thuyền như vỡ đôi...hai ngàn. Ông biết rồi hát phút cuối không được nghe nhau nói... mẹ, kiếm tiền mà khó nhỉ. Cô điếm già hát không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ... lói ngu, tiền kiếm dễ tôi lấy ông à...

Họ tính choảng nhau, nhưng đói quá không choảng nhau được, ngồi tựa lưng nhau thở vào thở ra. Ông biết rồi nói may, nhờ đói kém mà vợ chồng mình đoàn kết, rồi ôm mặt khóc hu hu, nói phen này anh phải hy sinh nửa cái bướm cho chú em rồi. Vừa lúc họ nghe tiếng sáo ông sáo mũi, lập tức họ mò đến liền.

Cô điếm già dập đầu, nói chú về với chúng tôi, từ nay chúng tôi chủ trương miếng ngon chia đôi, sách hay chung đọc. Ông biết rồi dập đầu, nói em về với anh, từ nay anh chị chủ trương không bem bép. Ông sáo mũi nói có chắc không bem bép nữa không, cả hai dập đầu nói không không, kiên quyết không bem bép.

Họ làm cuộc rượu đoàn viên. Ông biết rồi tu cạn cốc, vỗ vai ông sáo mũi, nói từ nay anh hy sinh chân tổ trưởng cho chú mày, ông sáo mũi nói thèm vào. Cô điếm già nói để tôi nhường chân tổ phó cho chú, ông sáo mũi nói thèm vào. Cô điếm già cầm tay ông biết rồi vỗ háng cái bép, nói cái này tổ trưởng, quán triệt không. Ông biết rồi nói biết rồi, đành quán triệt chứ sao. Cô điếm già cầm tay ông sáo mũi vỗ háng cái bép, nói cái này tổ trưởng, quán triệt không.Ông sáo mũi nói thế có loạn luân không. Ông biết rồi nói biết rồi, loạn nước còn chả lo, loạn luân là cái đinh. Ông sáo mũi gật đầu lia lịa, nói thế thì o ke o ke, quán triệt quán triệt.

( còn nữa he he)

Đứa con (tiếp theo)

PHẦN 3

-Mẹ con em xin nương tựa anh một thời gian... Nhưng làm chi để sống?

Đêm. Ngọn đèn dầu leo lét cháy. Quầng sáng của ngọn đèn không đủ soi rõ mặt chị và người đàn ông hủi. Trên chiếc võng được khâu bằng cái bao tải rách, đứa bé đang ngủ. Chị buông ra một câu hỏi mà không biết ai sẽ trả lời.

-Lâu nay anh làm chi để sống?

Người đàn ông dùng hai ngón tay còn lành lặn, vấn thuốc hút. Bóng người đàn ông hắt lên vách bất động. Chị chợt thấy gai gai ở xương sống. Đêm thì dài, người đàn ông lại rất khỏe. Nhỡ ra thì...

-Anh nói đi chứ. Vô duyên mẹ con em được anh đưa về đây, nếu không biết làm chi để sống thì ngày mai mẹ con em đi... Giữa cát, nếu không có việc chi, chết đói thôi anh ạ. Em lại còn con nhỏ...

Người đàn ông vẫn im lặng thả từng đụn khói thuốc, không mảy may động cựa, cũng không phản ứng gì trước những câu hỏi của chị.

-Nhưng mà anh vẫn chưa nói cho em biết, tên anh là chi?

Người đàn ông nhìn chị, cái nhìn dò xét, khó chịu hơn là sự thông cảm.

-Tên anh là chi?

Người đàn ông vò chặt điếu thuốc lá đang cháy trong bàn tay hộ pháp và tật nguyền của mình, buông thỏng:

-Không có tên. Từ hồi sinh ra đến giờ không có tên. Ai cần gọi thì người ta gọi là thẳng hủi. Nhưng mà có ai gọi. Chỉ có chị là gọi tôi bằng anh.


Chị nhướn người tới:

-Làm chi có chuyện đó. Vô lí. Thì anh cũng phải đặt cho mình một cái tên chứ.

-Không.Tôi có gọi tôi bao giờ mà cần tên.

-Nhưng mẹ con em cần gọi anh, hàng ngày...

-Thì cứ gọi là Đất.

-Đất à?

-Đất. Thời tôi sinh ra đến giờ, sống lăn lộn như đất, bị chà đạp như đất... Đất. Cũng được. Gọi thế cho tiện.

-Vâng... Anh Đất này. Anh nghe em hỏi đấy chứ, lâu nay anh làm chi để sống?

Người đàn ông hủi im lặng, né tránh cái nhìn xoi mói của chị.

Chị nhận ra sự lúng túng của anh, hỏi riết:

-Anh nói đi chứ. Từ hôm nay đâu phải một mình anh, trong nhà đã có ba miệng ăn...

-Thôi đi. Chị không cần phải hỏi đến chuyện đó. Khi nào hết cái ăn, nhất định tôi sẽ tống cổ chị ra khỏi nhà. Được chưa? Chị tưởng ở một mình giữa những đồi cát hoang này là không có việc chi làm à? Khối việc ra đấy. Sợ làm không xuể thôi. Mặc tôi lo, đừng hỏi. Tôi chưa nghe ai căn vặn tôi nhiều như vậy. Việc của chị là nuôi con. Việc của tôi là kiếm cái ăn. Đàn ông kiếm ăn. Đàn bà lo nuôi con. Những chuyện đó xứ nào không biết mà chị còn hỏi. Được chưa?

Biết là người đàn ông bực mình nhưng chị vẫn không kìm nén một câu hỏi:

-Anh đừng giận. Là vì... Em cũng không thể biết làm chi để sống giữa những đồi cát trắng thế này, quanh mình không có ai...Không có ai... Không việc làm...

Người đàn ông sừng sộ:

-Sao lại không có ai. Nhiều người lắm.

-Ai mà nhiều?

-Người chết. Ngày nào chả có người chết của các làng mang lên chôn trên cát. Quanh đây bao nhiêu là người. Họ chết nhưng họ cũng là người chứ... Chị không nhìn thấy à...Ngày nào cũng có người các làng chết mang ra chôn trên cát... Đông lắm...

Chị rùng mình.

Chị buộc phải tò mò, buộc phải để ý trước việc đi vắng vào những khoảng thời gian đáng ngờ của người đàn ông hủi. Ban ngày ông ngủ, ngủ li bì. Ngủ đến độ đứa con của chị có lần đái võng ra mặt, ông ấy cũng không biết. Đôi lúc chị nghe ông ấy nói mớ. Những tiếng ú ới, kêu khóc, thét gọi rùng rợn, tựa như bị ma ám, bị ai đó đang bóp chẹt lấy cuống họng. Ngày hai bữa cơm, ông ấy bị chị lôi dậy ăn. Hai người rất ít nói chuyện với nhau. Chị cũng không buồn nói. Luẩn quẩn cả ngày trong túp lều rách nát, chị nhức nhói bởi một câu hỏi, làm sao có thể ổn định được cuộc sống. Tối, thường khoảng mười giờ đêm là ông ấy ra khỏi nhà. Ông đi lặng lẽ, không chào chị lấy một câu. Rồi tầm sáu giờ sáng thì về, mệt mỏi, vứt cho chị mấy lon gạo, ít cá mắm, đôi khi còn có cả miếng thịt, sau đó là lăn ra ngủ. Lạ hơn, hễ ngày nào quanh các làng có đám tang, thể nào tối đó ông cũng ra khỏi nhà. Nếu không có tang ai thì cả đêm ông ấy ngủ đến sáng. Chị đã có lúc ngỡ ông đi ăn cắp. Nhưng một người như ông, chị tin là không ăn cắp của ai bao giờ. Vì đã ăn cắp, thì cũng mang cái gì đó về nhà, đằng này...

(PHẦN 4)

Hai ngày liền, các làng quanh đấy không có đám. Nhà đã cạn gạo. Ông bồn chồn lo lắng. Chị đành nấu cháo loãng cho hai người húp cầm hơi. Ông vẫn nằm bất động như ngủ, thỉnh thoảng lại hỏi:

-Còn mấy bữa?

Chị xộc tay vào cái chum nhỏ, nắm gạo ước lượng:

-Ăn cơm thì được hai bữa, ăn cháo được ba.

Ông im lặng.

Chị men lại bên ông:

-Anh này... Anh không nói đêm đêm anh đi đâu, làm gì, em lo lo... Hay là...

-Tưởng người ta đi ăn cắp à? Ông hỏi và cười, tiếng cười lục khục trong cuống họng.

Chị nhẹ nhàng phân bua:

-Không phải... Ai lại nghĩ xấu về anh như thế... Chỉ có điều, đêm tối, anh đi làm chi...

-Kệ người ta, việc đàn ông, đàn bà biết gì.

-Là vì em không an tâm... Em sợ...

-Việc chi mà không an tâm... Lằng nhằng...Tôi chưa bị ai hỏi kiểu đó...

-Nếu anh cứ cương quyết không nói, từ nay em nhịn...

Người đàn ông hủi nheo nheo mắt nhìn chị và nói như van:

-Nhưng mà trời ơi, hỏi chi hỏi miết vậy? Người ta đưa được cái gì về thì cứ ăn đi chứ... Hỏi nhiều quá... Đàn bà...

Chị thôi cũng chẳng nói.

Chợt ông thở dài:

-Mấy ngày liền không có ai chết?

-Để anh đi đưa đám, lấy công à?

-Chết thì mặc xác người ta... Đưa đám làm chi, lấy công ai...

Sẩm tối, vọng trong không gian hoang vắng của những triền cát eo éo tiếng kèn đám ma. Ông chồm người ngồi dậy, lắng nghe rồi hào hứng tuyên bố:

-Nấu cơm nhá, nhiều vào.

Chị ngơ ngác:

-Ngày mai lấy chi ăn?

-Hai ngày nay ăn cháo xót ruột lắm. Hôm nay nấu nhiều cơm vào, nấu hết, ăn cho bõ, khỏi lo...

Chị lúi cúi nhen lửa.


Người đàn ông hủi im lặng ngồi hút thuốc. Chị có cảm giác là ông ấy đang muốn nói với chị một điều gì đó vô cùng hệ trọng. Chị hồi hộp, nửa muốn nghe ông nói, nửa không. Nhưng thật lâu, dễ chừng cả nửa giờ, ông vẫn lặng câm. Chị nghe rõ tiếng ông thở dài. Chị nghe rõ tiếng bàn chân ông cọ xát trên nền cát. Mãi mãi không thấy ông nói gì, chị sốt ruột, gặng hỏi:

-Anh có chuyện chi cần nói à?

Ông luống cuống phân bua:

-Đâu có... Đâu có... Có chuyện chi đâu...

Ông bước vội ra ngoài. Chị nhìn theo ông ái ngại...

Lạ quá, đêm nay chị lại không ngủ được. Đêm nay chị bỗng hướng mọi ý nghĩ về người đàn ông hủi. Chị lo lắng, nỗi ám ảnh của chị, dằn vặt chị, hình như chị cảm thấy người đàn ông ấy đang làm việc gì đó tội lỗi. Mà việc gì? Chị không biết. Nhưng gương mặt hiền khô, trong trẻo của người đàn ông lại làm chị không đủ can đảm để nghĩ xấu về ông. Nhưng tại sao ông lại đi trong đêm? Tại sao ông lại tỏ ra vui mừng khi làng có đám tang? Đột ngột chị vùng dậy, vội vã vấn tóc, vội vã ủ ấm cho đứa con rồi chạy ào ra khỏi căn lều. Đêm tối nhờ. Cát trắng nhờ. Không gian cũng nhờ nhòa hoang lạnh. Chị không biết chạy về hướng nào. Chị đứng yên. Rùng mình. Chị cảm tưởng như quanh mình đang trồi dậy rất nhiều bóng người, trắng nhợt, yếu ớt, chui lên từ cát, rất nhiều thân xác của những người chết đang vây bọc lấy chị. Chị nắm chặt tay, nhắm mắt, định thần một lúc rồi cứ hướng có tiếng kèn đám ma hồi chiều chạy như ma đuổi. Chị không nhớ là mình đã băng qua bao nhiêu động cát. Đêm sương lạnh. Khuôn mặt chị đẫm sương. Bàn chân chị chạy mò mẫm, giẫm đạp lên rất nhiều những thân cây xương rồng mà không hề thấy đau. Chị cắm cúi chạy. Vẳng xa trong đêm tiếng khóc của con chị. Chị chần chừ nửa muốn chạy tiếp nửa muốn quay về. Đột nhiên chị nhìn thấy một bóng đen thoáng hiện sau mô cát mà chị biết đó là ngôi mộ. Bóng đen biến mất, tựa như lặn sâu xuống cát. Chị thận trọng tiến đến. Trước mặt chị là một cái hố đen ngòm vừa bị đào bới lên. Chị nín thở bò lại. Chị sợ run cầm cập. Dưới đáy hố, một bóng đen đang hì hục lôi cái xác chết ngồi dậy. Xác chết oặt qua oặt về, ngã ngớn trong bàn tay vội vã hấp tấp của người đàn ông. Chị sợ đến nghẹt thở. Người đàn ông vẫn cố dựng xác chết ngồi dậy rồi ông ta hấp tấp lột truồng xác chết, lột hết, không còn mảnh vải, sau đó ông ta buông tay, xác chết rơi đánh ùm xuống đáy quan tài. Người đàn ông ngồi thở dưới mộ. Chị bàng hoàng nhận ra đó là người đàn ông hủi. Chị cũng se lòng khi biết rằng, người đàn ông hủi đang lấy cắp quần áo của xác chết. Và có thể, chị đoán vội, có thể ông ta sẽ đưa bán những bộ quần áo này để mua gạo, cá mắm, nuôi mình và nuôi mẹ con chị. Người đàn ông đậy nắp quan tài, ôm quần áo bò lên khỏi miệng huyệt rồi hấp tấp vùi cát xuống. Người đàn ông làm không ngưng tay. Chỉ lát sau, ngôi mộ lại nguyên như cũ. Người đàn ông đưa chai rượu nhỏ lên miệng, tợp một ngụm, khà một tiếng rõ to. Lúc ấy, như có ai đang xô đẩy sau lưng mình, chị chồm cả người tới, hùng hổ như một con thú:

-Trời ơi, anh kiếm sống như thế này đấy à?

Người đàn ông giật bắn người. Nhận ra chị, ông ta cúi gằm mặt, lí nhí:

-Em đến đây làm gì?

Chị hơi nhảy giật lùi ra sau khi nghe tiếng "em" từ người đàn ông gọi mình. Nhưng chị quên ngay chuyện đó, lại lao vào, giằng lấy cổ áo người đàn ông, tiếng chị uất nghẹn:

-Đồ khốn. Hết cách kiếm sống rồi hay sao?

Người đàn ông ngồi im, mặc cho chị cào bới trên mặt.

Chị như phát điên lên:

-Tởm lợm. Lâu nay anh nuôi mẹ con tôi bằng những công việc tởm lợm như vậy sao?

Chị òa khóc.

Người đàn ông vẫn lặng câm, từ tốn xếp đặt những thứ áo quần, vải vóc vừa tước đoạt của người chết.

Rồi họ im lặng. Chị không dám nhìn mặt người đàn ông. Chị đứng vụt dậy, cương quyết về nhà để bồng con đi ngay trong đêm. Có vẻ như người đàn ông biết chuyện đó, bàn tay ông ta riết lấy tay chị:

-Khoan đã...

Chị đứng im.

-Khoan đi đã...

Chị không nhúc nhích.

-Tôi không ăn cắp của người đang sống. Tôi chỉ là...

Chị vẫn đứng im.

-Chị biết đấy. Tôi bị tật nguyền, mọi người xa lánh, đuổi tôi ra trên cát. Rồi thêm mẹ con chị. Nếu không làm thế này, lấy gì sống.

Ông nằm vật ngửa người trên cát, tối thui như một dấu trừ. Tiếng ông đục ngầu:

-Tôi ăn cắp quần áo của người chết, rồi đem bán cho thiên hạ, khi lấy tiền, khi cầm gạo, đắp đổi qua ngày. Người chết họ không biết chuyện đó. Họ không trách...

Chị nói trong nước mắt:

-Tội ác đấy anh ạ. Người ta chết rồi, có thể người ta không biết... Nhưng chẳng lẽ với người chết cũng không được yên ổn sao...

Ông khóc. Chị nghe rõ tiếng khóc nghèn nghẹn của ông. Chị thấy sống lưng lạnh buốt.

-Cùng đường thôi chị ạ. Không làm thế này, thì tôi bất lực, không biết sống ra sao. Nếu chị khinh tôi, chị cứ đi...

Chị đứng dậy bước đi. Ông cũng bước theo, không quên ôm bọc quần áo vải vóc của người chết. Ông đuổi kịp chị. Họ đi bên nhau, lầm lũi, cay đắng. Không ai nói với ai. Chỉ có tiếng bước chân xoàn xoạt trên cát ẩm. Chỉ có tiếng gió thi thoảng thổi tạt qua mặt. Chị nghe văng vẳng xa vời tiếng gà gáy sáng.

Gần đến căn lều, chị dừng. Ông cũng dừng. Họ đứng im phắc. Không ai nhìn nhau, cũng không ai nói gì với nhau. Tự dưng chị thấy lành lạnh ở sống lưng. Tự dưng chị cảm tưởng hình như tai họa ở đâu đang chực đổ sập xuống đầu chị. Tự dưng chị thấy nhói đau trong lồng ngực. Chị kín đáo nhìn sang người đàn ông hủi. Người đàn ông hủi đang run bần bật. Rồi đột ngột, người đàn ông hủi buông tay, bọc vải vóc quần áo của người chết rơi xuống cát, và cả thân thể của ông cũng rơi xuống cát, rơi như một thân chuối đổ. Chị hoảng sợ định lao tới nhưng không hiểu sao toàn thân chị cứng ngắc. Chị há hốc mồm ra nhìn.

Đột ngột giông. Một tiếng sét đánh ngang trời. Tiếng sét rất lớn, ánh sáng của nó xé nát bóng đêm, xé nát cát, xé nát nỗi hoảng sợ trong chị. Người đàn ông hủi vật vã, gào rống, lăn lộn điên cuồng. Tiếng hò hét của ông náo loạn cả một vùng, man dại, dữ dằn như tiếng gào của một con thú rừng trúng đạn. Chị quỳ xuống bên cạnh ông. Ông gào lên đứt quãng:

-Gái ơi...Tôi yêu chị... Tôi muốn lấy chị làm vợ... Nhưng mà không kịp nữa rồi, không kịp...

Chị chưa kịp phản ứng thì từ miệng ông hộc ra cả một dòng máu tươi, chảy lênh láng trên cát. Ông chết. Ông chết trong tư thế như đang van xin tình yêu đối với chị, như đang giang tay đòi ôm hôn chị, như tư thế của một người chồng với tay đến người vợ của mình. Ông chết. Lặng câm. Chị cũng lặng câm. Trời không sấm sét nữa. Lại ló rạng một mảnh trăng non treo cao vời vợi. Người đàn ông hủi nằm cong người trên cát trắng, như bóng của trăng lưỡi liềm đêm nay. Chị bật khóc một tiếng, hai tiếng, nhiều tiếng. Chị thấy nhói lên trong tim niềm thương cảm vô bờ bến đối với ông. Chị nghĩ rằng, nếu ông vẫn sống, có lẽ lời tỏ tình của ông sẽ làm chị đắm say mà gật đầu, mà chấp nhận... Nhưng bây giờ ông đã chết rồi, ông nằm yên đấy rồi, trước mắt chị, trong tầm tay bất lực của chị.

Chị chôn ông trong cát. Chôn kĩ. Rồi chị bế con ra khỏi căn lều. Chị châm lửa đốt cháy căn lều. Chị bế con đi. Sau lưng, ngọn lửa cháy phừng phừng. Trước mặt, trăm ngàn con đường trên cát, trùng trùng đồi cát, trùng trùng bóng đêm. Bóng hai mẹ con chị nhòa vào đêm.

Tiếng gà gáy dồn.

Bàn chân chị bước dồn.

Và đứa bé chợt khóc thét lên, phá tan bóng đêm đang trĩu nặng. Tiếng khóc của đứa con gái chị, có tên là Phạm Thị Nhớ như có sức mạnh rẽ đêm, rẽ cát cho chị đi. Ôi kìa, xa xa, ló rạng bình minh đang dần chói lòa trên biển...

(Hết)